Roadmap quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống quan trọng. Nhưng chúng ta lại không được đào tạo từ trường lớp. May mắn là trong thời đại thông tin, chúng ta được tiếp cận nhiều phương pháp quản lý tài chính từ sách, internet, báo chí, truyền hình, youtube…

Chỉ cần search google, trong tích tắc bạn sẽ có trong tay quá trời phương pháp. Nào quy tắc 50/30/20, phương pháp 6 chiếc lọ, rồi quản lý tài chính kiểu Nhật, trào lưu FIRE kiểu Tây… Dễ khiến bạn rơi vào bẫy lựa chọn.

Từ kinh nghiệm bản thân, mình nghĩ quản lý tài chính cá nhân giống như cuộc chạy marathon. Nghĩa là chúng ta cần xác định hành trình trước. Sau đó mới áp dụng các kỹ thuật gồm quy tắc, tips…để chinh phục hành trình.

Tương tự như marathon, hành trình tài chính cá nhân của mỗi người cũng khác nhau. Bạn có thể chọn cho mình hành trình:

  • Fun run – An toàn tài chính
  • Half-marathon – Độc lập tài chính
  • Marathon – Tự do tài chính.

Roadmap dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan, và xác định được những cột mốc quan trọng trong quản lý tài chính.

Roadmap quan ly tai chinh 3

[1] Thay đổi tư duy

Tiền là một chủ đề thường bị xem là nhạy cảm trong các gia đình Việt Nam. Do đó để quản lý tài chính cá nhân tốt thì chúng ta phải có tư duy cởi mở về tiền.

Làm sao vợ chồng bạn có thể thảo luận về thu nhập, chi tiêu mà không bị cảm xúc chi phối. Đây là mốc khởi đầu rất quan trọng, và cũng rất thử thách.

TIPS: Đọc sách về tài chính cá nhân để tìm hiểu các khái niệm về an toàn, độc lập và tự do tài chính. Để rõ hơn những mốc tài chính này, mình recommend các bạn nghe podcast Tự do tài chính phần 6 của anh Hieu Nguyen.

[2] Ghi chép chi tiêu

Ghi chép và phân loại chi phí là việc rất quan trọng để xác định thói quen tiêu dùng. Gia đình bạn chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng cho ăn uống, mua sắm, hay trả nợ? Hãy phân loại chi phí thiết yếu, không thiết yếu theo nhu cầu của gia đình.

TIPS: Bạn có thể lập file excel, ghi chép vào sổ tay hoặc quản lý qua app điện thoại. Một số app quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay: Money Lover, MISA money keeper, Mint…

[3] Lập mục tiêu tài chính

Sau khi xác định được dòng tiền ròng (thu nhập trừ đi chi phí) của gia đình, bạn cần xác định hành trình tài chính. Cụ thể, bạn cần lên kế hoạch lập các quỹ dự phòng.

TIPS: Nếu chọn hành trình Fun run – An toàn tài chính, tối thiểu bạn cần phải có:

  • Quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này thường xác định tối thiểu bằng 6 tháng chi tiêu của gia đình mà không có thu nhập.
  • Quỹ chi tiêu tương lai. Ví dụ như tiền cho con bạn học 12 năm và đại học, tiền mua ô tô, sửa nhà…

[4] Xóa nợ tín dụng

Nợ tín dụng là những khoản nợ có lãi suất rất cao. Thông thường trên 20%/năm khiến chúng ta có cảm giác trả hoài không hết nợ. Lưu ý bạn cần trả cho bản thân trước (vào các quỹ dự phòng) rồi mới trả nợ sau.

TIPS: Phương pháp trả nợ được các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên dùng là tập trung trả những món nợ nhỏ trước. Từ đó có động lực trả cho món tiếp theo.

Xem thêm Squid Game và thái độ với nợ nần

[5] Bảo vệ bản thân và tài sản

Tương tự như quỹ dự phòng khẩn cấp, các hợp đồng bảo hiểm là lá chắn bảo vệ rất tốt khi cuộc sống xảy ra biến cố bất ngờ.

Các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường cũng rất đa dạng: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ung thư, bảo hiểm tài sản… Tùy theo nhu cầu và mục đích tài chính cá nhân mà bạn chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

[6] Đầu tư

Có thể bạn thắc mắc vì sao đầu tư lại ở cuối hành trình. Trong khi chúng ta vẫn có thể thực hiện dọc hành trình quản lý tài chính.

Dĩ nhiên bạn có thể thực hiện đầu tư bất cứ lúc nào. Nhưng bản chất của đầu tư là chấp nhận rủi ro với số vốn bỏ ra. Nếu chưa trả hết nợ, chưa có quỹ dự phòng thì việc đầu tư sẽ mang lại tâm lý không tốt để ra quyết định.

LỜI KẾT

Như vậy, chúng ta vừa đi qua các cột mốc của hành trình roadmap quản lý tài chính cá nhân. Hy vọng bài viết giúp các bạn có một cái nhìn toàn cảnh, để biết chúng ta cần chuẩn bị gì cho cuộc chạy marathon tài chính.

Nếu bạn thấy nội dung bài viết có giá trị, hãy share bài viết hoặc gửi cho bạn bè để ủng hộ 35 PLUS LIFE nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài.

9buoctudotaichinh
  • Bước 1: Quá khứ nắm giữ chìa khóa của tương lai tài chính của bạn như thế nào?
  • Bước 2: Đối mặt với nỗi sợ hãi và tạo ra chân lý mới.
  • Bước 3: Hãy thành thật với chính mình.
  • Bước 4: Chịu trách nhiệm cho những gì bạn yêu thương
  • Bước 5: Tôn trọng bản thân bạn và cả tiền của bạn.
  • Bước 6: Tin tưởng bản thân hơn tin người khác.
  • Bước 7: Cởi mở đón nhận tất cả những gì thuộc về bạn.
  • Bước 8: Hiểu được dòng chảy trong chu kỳ của tiền bạc.
  • Bước 9: Nhận ra sự giàu có đích thực

Chia sẻ suy nghĩ của bạn

Index