FOMO = Fear of missing out. Nỗi sợ bỏ lỡ (cơ hội). [Fomo trong đầu tư chứng khoán, FOMO trong chứng khoán]
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, FOMO là cảm giác lo lắng rằng bạn có thể bỏ lỡ những sự kiện thú vị mà người khác sẽ tham dự, đặc biệt là những thứ bạn thấy trên mạng xã hội.
Hiểu về nỗi sợ
Có thể thấy, FOMO là những ám ảnh bắt nguồn từ mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok…). Biểu hiện thường thấy của người có tâm lý FOMO là liên tục kiểm tra tài khoản mạng xã hội để cập nhật tin tức, sự kiện, trào lưu mới. Vì họ không muốn bị bỏ lỡ bất cứ thông tin nào mà mọi người xung quanh đang nói đến.
Dần dần tâm lý FOMO lan sang các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nhất là trong lĩnh vực phải xử lý nhiều thông tin như đầu tư chứng khoán, tiền số (bitcoin). Vì sự phát triển của mạng xã hội, lượng thông tin được điều hướng về bạn dồn dập hơn.
Ví dụ, nếu bạn tương tác (xem, like) với nội dung liên quan đến chứng khoán. Các thuật toán của mạng xã hội sẽ khiến bạn nhìn thấy nhiều thông tin về chứng khoán hơn nữa. Bạn sẽ cảm thấy xung quanh ai cũng đầu tư chứng khoán, trừ mình. Càng ngày, bạn càng bị thôi thúc bởi nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội. Và quyết định phải tham gia đầu tư chứng khoán ngay.
Lúc đó, bạn rơi vào bẫy tâm lý FOMO.
Vì tác động của tâm lý FOMO, mà rất nhiều nhà đầu tư đã ra quyết định một cách nóng vội. Và rơi vào tình huống “mua đỉnh, bán đáy”.
Cách vượt qua tâm lý FOMO
Mình kể câu chuyện trên để thấy tâm lý FOMO nguy hiểm như thế nào trong đầu tư tài chính. Sau kinh nghiệm đầu tiên ấy, dĩ nhiên mình còn mắc thêm nhiều sai lầm khác trong quá trình “thực chiến” trên thị trường chứng khoán. Càng sai lầm, càng được nhiều bài học.
Cách vượt qua FOMO, đầu tiên là:
Thừa nhận
FOMO nghĩa là chúng ta đang có tâm lý bất an. Bất an vì mình không có cái mà người khác có.
Chỉ khi chấp nhận bản thân, chủ động cho bản thân quyền được lựa chọn. Và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình, thì nỗi sợ bị thua thiệt sẽ qua đi.
Chọn lọc thông tin
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, vì vậy việc chọn lọc thông tin rất quan trọng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư. Khi nhận thông tin ví dụ như báo cáo cập nhật cổ phiếu, khuyến nghị mua/bán, bình luận trên nhóm chat, mạng xã hội…, mình luôn xem các đó là các ý kiến để tham khảo.
Bằng cách tự đặt ra cho mình những câu hỏi như ai là người đưa ra thông tin, họ có mục đích gì, quan điểm gì? Mình có thể kiểm tra thông tin này từ những nguồn khác không?
Chọn lọc thông tin là cách để chúng ta không bị dẫn dắt bởi yếu tố cảm xúc, dẫn đến ra quyết định theo tâm lý FOMO.
Nhìn dài hạn
Tâm lý FOMO xuất hiện khi nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu sẽ tăng thêm nữa, hoặc ngược lại. Chính nỗi sợ mua đỉnh, bán đáy đẩy họ rơi vào tình huống đó. Mua khi thị trường tăng vì lo sợ giá tăng thêm, bán khi thị trường giảm vì sợ giá giảm thêm.
Để khắc phục, chỉ cần nhìn dài hạn và hiểu rằng thị trường luôn luôn lên rồi xuống. Không có thị trường nào tăng giá mãi, cũng không có thị trường nào giảm giá mãi.
Xem thêm >> 4 tiêu chí chọn cổ phiếu tốt
Cơ hội luôn luôn xuất hiện
Khi nhìn dài hạn, bạn sẽ hiểu rằng cơ hội luôn luôn xuất hiện. Nếu một cơ hội nào đó qua đi, trong tương lai cơ hội khác sẽ đến. Đó là sự vận động tự nhiên của thị trường.
Điều quan trọng là sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội. Trong đầu tư, một quy luật bất biến là khi bạn cầm tiền mặt, thì luôn luôn còn cơ hội.
Hiểu rằng “tiền mặt là vua” sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua FOMO. Bạn bỏ lỡ một cơ hội mua cổ phiếu nào đó, bạn vẫn còn tiền. Bạn không mất gì cả. Và tiền mặt mang lại vị thế chủ động cho bạn xem xét nhiều cơ hội khác tốt hơn.
Kết
Kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư cổ phiếu là Chi phí và Cảm xúc.
The greatest Enemies of the Equity investor are Expenses and Emotions.
Warren Buffett
Hy vọng bài học từ FOMO của mình có ích với bạn.
—