Lifelong learning – Tư duy học suốt đời

Lifelong learning = việc học tập suốt đời

Tháng 9 năm 2021 là năm có mùa tựu trường thật đặc biệt. Không có cảnh các cháu xúng xính đồng phục mới, cặp sách mới ríu rít theo bố mẹ, ông bà đến trường. Mà thay vào đó là cảnh các cháu vẫy tay chào thầy cô, bạn bè qua màn hình máy tính.

Hình ảnh mà người bà nhìn rồi chép miệng, lắc đầu. Thương cho đứa cháu năm nay vào lớp 1, bị đại dịch Covid lấy mất đi ngày khai giảng đầu tiên trong đời học sinh.

Hy vọng, lễ khai giảng trực tuyến là sự kiện chỉ xảy ra 1 lần trong đời các cháu.

chao co1 5856 1630803759
Hình ảnh từ Vnexpress

Sự thay đổi trong phương pháp giáo dục do ảnh hưởng của đại dịch gợi mình nhớ đến khái niệm lifelong learning.

Lifelong learning là gì

Lifelong learning được mô tả là một quá trình mà con người học tập suốt đời, trong các bối cảnh khác nhau. Môi trường học tập không chỉ ở trường, mà còn ở nhà, tại nơi làm việc, thậm chí trong các hoạt động giải trí.

Học tập suốt đời là việc liên tục, tự nguyện, và tự động viên theo đuổi kiến thức. Vì sự phát triển cá nhân hoặc sự nghiệp.

Khác với phương pháp học tập truyền thống, lifelong learning là phương pháp học tập khuyến khích phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân. Người học tự định hướng, tự chọn học điều mình quan tâm thông qua nhiều nguồn, bao gồm các khóa học trực tuyến.

Học để làm gì

Các bậc cha mẹ thường dạy bảo con trẻ phải học giỏi, học chăm chỉ, phấn đấu nhất nhì lớp. Nhưng để trả lời câu hỏi của trẻ “Học để làm gì vậy mẹ?”. Thì không phải phụ huynh nào cũng có thể trả lời một cách đầy đủ.

Có 4 trụ cột chính của việc học:

lifelong-learning

Theo báo cáo của Delors [1], các chương trình học tập truyền thống chỉ tập trung vào cung cấp kiến thức mà bỏ qua các khía cạnh cần thiết khác để phát triển con người. Như việc phát triển kỹ năng, thái độ trong công việc, ý thức được quyền công dân và sự hoàn thiện bản thân.

Vì vậy, 4 trụ cột của lifelong learning là phương pháp học tập hướng đến sự phát triển toàn diện của một cá nhân.

Trở thành lifelong learner

“Trí tuệ không phải là sản phẩm của việc học mà là nỗ lực cả đời để có được nó.

Wisdom is not a product of schooling but of the lifelong attempt to acquire it.”

Albert Einstein

Trở thành một người học suốt đời – lifelong learner là lựa chọn của mỗi người. Nhưng dù muốn hay không, chúng ta cũng đang đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội. Mỗi người chúng ta đang là người con, người cháu, người vợ, người mẹ, người đồng nghiệp… Và chúng ta vẫn đang “bị học” mỗi ngày trong vai trò của mình.

Trở thành lifelong learner là chọn học tập với một tư duy mở. Lifelong learner là người chủ động nâng cao hiểu biết, tự mở ra cho mình cơ hội mới. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là các thói quen của một lifelong learner:

  • Đọc sách mỗi ngày
  • Tham dự nhiều khóa học kỹ năng
  • Chủ động tìm kiếm cơ hội để phát triển
  • Chăm sóc tốt sức khỏe
  • Có nhiều đam mê
  • Luôn tiến bộ mỗi ngày
  • Thử thách bản thân bằng các mục tiêu
  • Chấp nhận sự thay đổi
  • Tin tưởng không bao giờ là trễ để bắt đầu
  • Có thái độ tích cực
  • Luôn nắm lấy cơ hội rời khỏi vùng an toàn
  • Không bao giờ có khái niệm “ổn định”

Xem thêm >> 16 thói quen giàu có

Suy ngẫm của tác giả

Quay lại câu chuyện mùa khai giảng online, mình nghĩ thế giới mà chúng ta biết đã thay đổi và sẽ càng thay đổi nhanh hơn.

Có thể một lúc nào đó trong tương lai, việc đến trường là không cần thiết nữa. Chúng ta không cần một chương trình giáo dục giống nhau, để dạy cho những đứa trẻ có cá tính khác nhau. Việc ‘học để biết’ như trước đây là chưa đủ để trẻ thích nghi với thế giới mới này.

Vì vậy, việc tiếp cận một phương pháp học tập lâu dài như lifelong learning, với một tư duy mở và sẵn sàng cho sự thay đổi. Là cách chúng ta chuẩn bị cho bản thân mình, và để hỗ trợ cho thế hệ sau phát triển một cách toàn diện nhất.

[1]The Delors Report: Báo cáo Delors là một báo cáo do Ủy ban Delors đề xuất năm 1996. Báo cáo Delors phù hợp với các nguyên tắc đạo đức làm nền tảng cho UNESCO. Do đó các phân tích và khuyến nghị của báo cáo mang tính nhân văn hơn, ít mang tính định hướng thị trường so với các nghiên cứu cải cách giáo dục khác vào thời điểm đó.

Chia sẻ suy nghĩ của bạn

Index