Cách ngừa rủi ro khi Quỹ đầu tư phá sản/ giải thể

Thỉnh thoảng, thông tin nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi các quỹ ETF liên tục xuất hiện trên các báo tài chính. Có thể bạn cũng như mình thắc mắc điều gì đang diễn ra. Và việc này có ảnh hưởng như thế nào đến tài sản của chúng ta.

Dòng vốn ngoại trên sàn HoSE

Để biết sức ảnh hưởng của dòng vốn ngoại, chúng ta cần xem giá trị giao dịch vốn ngoại chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với toàn thị trường.

Theo thống kê của sàn HoSE, kể từ đầu năm đến 31/03/2023 khối ngoại mua ròng hơn 5 nghìn tỷ đối với giao dịch cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của khối ngoại chiếm khoảng11~12% toàn thị trường.

Tuy nhiên, đối với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, số liệu cho thấy khối ngoại đã mua ròng khoảng 800 tỷ đồng, tỷ trọng giao dịch chiếm 80% toàn thị trường. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Điều gì xảy ra khi quỹ bị rút vốn

Đối với quỹ đầu tư dạng mở, khi nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn quỹ có trách nhiệm phải mua lại chứng chỉ quỹ để trả tiền cho nhà đầu tư. Vậy điều gì xảy ra với quỹ khi các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn?

Theo suy luận thông thường, khi có một lượng lớn nhà đầu tư rút vốn cùng lúc, quỹ sẽ sử dụng tiền mặt sẵn có để mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Nếu hết tiền mặt, quỹ sẽ phải bán bớt tài sản trong danh mục để có tiền trả nhà đầu tư. Hành động này dẫn đến giá trị tài sản quỹ bị giảm xuống. Kéo theo giá trị chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) giảm khiến nhà đầu tư đang nắm giữ chứng chỉ quỹ bị lỗ.

Chúng ta cùng xem ví dụ sau:

Giá trị ban đầu Quỹ tăng trưởng 12%  Nhà đầu tư rút vốn 50% 
Giá trị tài sản ròng quỹ (NAV) 100,000,000,000 112,000,000,000 56,000,000,000
Số lượng CCQ phát hành                           10,000,000                              10,000,000                                 10,000,000
NAV/CCQ                                   10,000                                       11,200                                           5,600

Tài sản Quỹ A ban đầu khi thành lập là 100 tỷ đồng. Quỹ phát hành 10 triệu chứng chỉ quỹ, giá mỗi chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng. Sau 1 thời gian hoạt động, giả sử quỹ tăng trưởng 12%, lúc này NAV/CCQ cũng tăng theo 11.200 đồng. Nhưng nếu nhà đầu tư đột ngột rút vốn 50% làm giá trị tài sản quỹ giảm, lúc này giá chứng chỉ quỹ cũng giảm theo, xuống còn 5.600 đồng một chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư cần làm gì khi quỹ đầu tư giải thể

Trường hợp các nhà đầu tư cứ ào ạt rút vốn, đến một giới hạn nào đó, quỹ sẽ phải tuyên bố giải thể. Giới hạn theo Luật quy định quỹ giải thể khi:

(1) Giá trị tài sản ròng xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, còn một số rủi ro khác như (2) công ty quản lý quỹ bị thu hồi giấy phép, hoặc phá sản. (3) Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản. Các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 104 Luật Chứng khoán quy định về các trường hợp giải thể quỹ.

Là nhà đầu tư, mình nhận định rủi ro (1) là cao nhất, nhưng khả năng xảy ra rất hiếm. Tình trạng bán tháo chỉ xảy ra khi thị trường tài chính khủng hoảng lớn hoặc sụp đổ. Ở trường hợp (2) và (3), Ban đại diện quỹ sẽ chuyển tài sản quỹ cho công ty quản lý khác hoặc ngân hàng lưu ký khác. Tài sản của nhà đầu tư vẫn thuộc về nhà đầu tư tại đơn vị lưu ký.

Dù sao, khi đầu tư vào quỹ nghĩa là chúng ta đang ủy thác tài sản của mình cho người khác quản lý (công ty quản lý quỹ, các chuyên gia). Vì vậy, để hạn chế rủi ro khi đầu tư vào quỹ mở, quỹ ETF nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Chọn công ty quản lý quỹ uy tín.
  • Lựa chọn quỹ thành lập lâu năm, hiệu quả hoạt động ổn định.
  • Xem kỹ quy định giải thể tại Điều lệ quỹ.
  • Ưu tiên quỹ có giá trị tài sản ròng (NAV) lớn. Và thường xuyên theo dõi NAV của quỹ.
  • Theo dõi thanh khoản quỹ ETF.
  • Đầu tư vào nhiều quỹ, do nhiều công ty khác nhau quản lý.

Xem thêm >> Phân loại công ty quản lý quỹ

Kết

Bản chất của quản lý đầu tư là quản lý rủi ro, không phải quản lý lợi nhuận. The essence of investment management is the management of risks, not the management of returns.

Benjamin Graham

Chia sẻ suy nghĩ của bạn

Index